Các tiêu chuẩn vàng cho kính râm – Cách chọn kính mát tốt

Kính râm là một loại phụ kiện thời trang được đa số người dùng ưa  thích, và tác dụng chính của kính râm là để chắn bụi và chống tia UV (Tia cực tím hay tia tử ngoại) – Là tia có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính bảo hộ. Tác hại cấp tính có thể xảy ra trong chỉ một lúc khi ra ngoài trời đang nắng gắt. Tương tự như khi da bị cháy nắng, các tế bào bao bọc mắt có thể bị hủy do tia nắng, nhất là khi phản chiếu dội lên từ mặt tuyết, xi-măng, cát hay nước.

Loat sao Han phat cuong voi kinh gong tron 'ngo, cute' - Anh 14

Có ba tiêu chí cơ bản để xác định khả năng ngăn tia UV của kính râm:

– Theo tiêu chuẩn Úc, kính được chia làm 5 hạng, từ 0 đến 4, hạng 4 có mức độ bảo vệ mắt tốt nhất và hạng 0 là thấp nhất. Theo đó, loại kính có ký hiệu AS 1067 là loại không có khả năng chống tia cực tím.

– Tiêu chuẩn của Mỹ thì kính râm đảm bảo cần có khả năng giữ cho tia UVB đi qua không quá 1% và tia UVA đi qua không quá 0,5 lần so với mức đi qua của ánh sáng nhìn thấy.

– Tiêu chuẩn châu Âu với 3 hạng, mức 0 không có khả năng ngăn tia UV và mức 3 có thể ngăn được hoàn toàn.

Bạn có biết? >>> Sử dụng kính râm bảo vệ cho đôi mắt.

Bạn có biết? >>> Giải pháp kính mát cho người cận thị

Bạn có biết? >>> Tuyển bảo vệ tại Hà Nội

Mắt kính làm bằng gì?

Ngày xưa, tròng kính râm chỉ đơn giản được làm bằng thủy tinh. Nhưng ngày nay, đa số tròng tốt, bền hơn thì đều được làm bằng plastic vì nó có tác dụng lọc tia cực tím. Loại plastic đặc biệt này được gọi là polycarbonate, có khả năng chịu được độ va chạm mạnh.

Có một loại kính đặc biệt tên là high index (rõ hơn là high index of refraction, nghĩa là chỉ số khúc xạ cao) có khả năng chống được lượng cực tím lớn và độ dày của kính cũng mỏng hơn.

Ngoài ra, trên thị trường còn có loại tròng kính tráng gương có khả năng phản quang. Loại này có khả năng chặn ánh sáng tốt nhưng tác dụng chống tia UV không cao.

Sự ảnh hưởng của màu kính đến mắt

– Các màu kính thông thường như xám, nâu và xanh ve ít gây xáo trộn màu sắc cảnh vật nhất nên dù bạn đeo lâu, khả năng nhận biết màu sắc của mắt vẫn được an toàn.

– Kính màu vàng, cam lọc được cả những tia lam, tia tím nhưng lại làm màu sắc cảnh vật bị xáo trộn. Các loại kính này nếu không được lựa chọn và kiểm tra cẩn thận có thể làm một số bạn vốn tiềm tàng bệnh về mắt bị chóng mắt, thậm chí mất khả năng xác định màu trong một thời gian ngắn.

– Kính xanh hoặc hổ phách có thể giúp bạn nhìn vật ở xa dễ dàng hơn, ngay cả dưới ánh sáng mờ nhưng tròng nhựa màu xanh có thể gây khó phân biệt màu sắc, đặc biệt là màu sắc đèn giao thông. Quan trọng nhất là không phải kính có tròng xanh nào cũng bảo vệ bạn khỏi tia cực tím được đâu nhé!

Ngoài ra, chúng ta còn có những loại kính đổi màu tự động, đậm màu lên khi ra ngoài nắng (gọi là photochromic) cũng lọc được tia cực tím vì có chất lọc UV được tráng bên ngoài lớp kính. Tuy nhiên, khi lựa chọn loại kính này, bạn cần chú ý kiểm tra nhãn hiệu rất cẩn thận để tránh gặp phải hàng nhái, chất tráng bên ngoài bằng hóa chất không tốt gây hại cho mắt

Gọng Kính 2 lớp 1609

Lưu ý!

– Hãy chọn loại kính râm có tròng lớn nhưng ôm vừa vặn với khuôn mặt, bao bọc quanh mắt để có thể ngăn cản ánh nắng mặt trời tốt hơn.

– Chọn kính có hình dáng đối nghịch với khuôn mặt của các ấy.

– Không bao giờ nhìn trực tiếp lên mặt trời, ngay cả khi đã đeo kính râm để tránh các bệnh mãn tính về mắt.

– Một số loại kính áp tròng cũng có khả năng chống tia UV nhưng do không bao quát cả mắt. Vì vậy, bạn vẫn nên sử dụng kính mát để mắt được bảo vệ toàn diện.

gongkinhdepadmin